Địa điểm tổ chức hội nghị TW 4 của TQ: Bí ẩn nhất TQ, nơi Giang Thanh và tướng PLA từng gây náo động kịch liệt
Vào ngày 28/10 (giờ Bắc Kinh), bên ngoài tòa nhà theo kiến trúc Liên Xô tại địa chỉ số 1, đường Dương Phương Điếm, quận Hải Điến, Bắc Kinh bắt đầu được thắt chặt an ninh nghiêm ngặt hơn thường ngày.
Đây là khách sạn Kinh Tây, được mệnh danh là "quán quân hội trường" của Trung Quốc. Cùng ngày, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 4 khóa XIX (gọi tắt là Hội nghị trung ương 4) đã khai mạc tại đây.
Khách sạn Kinh Tây trực thuộc Bộ tổng tham mưu Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc PLA và là khách sạn nội bộ lớn duy nhất ở Trung Quốc không mở cửa cho công chúng. Thời kỳ đầu hoạt động, khách sạn chủ yếu phục vụ nội bộ PLA và khách quốc tế, sau đó, nó được phát triển để tổ chức các hội nghị nội bộ của đảng, nhà nước và quân đội Trung Quốc, tức phục vụ các hoạt động chính trị, không mang yếu tố thương mại.
Quán quân hội trường
Vào đầu cuộc Cách mạng Văn hóa, tức ngày 19/1/1967, địa điểm này đã chứng kiến cuộc tranh luận gay gắt giữa các tướng như Diệp Kiếm Anh với nhóm Giang Thanh, tạo nên "sự kiện náo động khách sạn Tân Kinh" khi đó.
Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa bùng nổ nhất, khách sạn Tân Kinh trở thành nơi ẩn náu cho nhiều tướng lĩnh Trung Quốc trước các cuộc đấu tố. Các sự kiện đối đầu liên tục xảy ra khiến Mao Trạch Đông phải ra chỉ thị triển khai hai đại đội thường trực tại khách sạn Kinh Tây, còn Chu Ân Lai yêu cầu xây tường bao quanh khách sạn để bảo đảm an ninh.
Bên trong khách sạn nghiêm ngặt nhất Trung Quốc. Ảnh: VCG
Sau Cách mạng Văn hóa, khách sạn Kinh Tây - với vai trò là nơi tổ chức các cuộc họp quan trọng của đảng, nhà nước và quân đội Trung Quốc, trở thành "nơi khai sinh" cho một loạt các quyết định chính sách quan trọng, bắt đầu từ năm 1978.
Ví dụ, quyết định cải cách mở cửa của hội nghị trung ương III khóa XI; hội nghị công tác xét xử nhóm Giang Thanh, Lâm Bưu; hội nghị mở rộng ủy ban quân ủy trung ương về cắt giảm một triệu thành viên, hội nghị trung ương V khóa XIII bầu ông Giang Trạch Dân trở thành Chủ tịch quân ủy ĐCSTQ khóa mới.
Theo đánh giá, mặc dù Đại hội ĐCSTQ và kỳ họp Lưỡng hội của Trung Quốc thường được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh nhưng khách sạn Kinh Tây - mang vẻ bề ngoài khiêm tốn cùng bầu không khí bí ẩn mới là nơi đưa ra các quyết sách quan trọng của chính quyền Bắc Kinh.
Do có nhiều cuộc họp và hoạt động, khách sạn Kinh Tây cũng là một trong những khách sạn bận rộn nhất nên được mệnh danh là "quán quân hội trường". Một số phương tiện truyền thông Trung Quốc ghi nhận, mỗi năm có ít nhất hơn 200 cuộc họp diễn ra tại đây, tức dường như ngày nào cũng diễn ra hội nghị.
Điều đáng chú ý là, khách sạn Kinh Tây cũng chịu trách nhiệm đón tiếp các đại biểu Quốc hội hàng năm. Năm 1991, khách sạn này đón hơn 1.700 đại biểu và nhân viên của 12 đoàn đại biểu với hơn 1.000 gian phòng.
Ngoài ra, khách sạn Kinh Tây cũng đã tổ chức một buổi lễ truy điệu. Năm 2006, nhân viên giám sát quân sự của Tổ chức giám sát ngừng bắn Liên Hợp Quốc Đỗ Chiếu Vũ thiệt mạng trong cuộc không kích ở Lebanon. Bộ Tổng tham mưu PLA đã tổ chức lễ truy điệu trong lễ đường của khách sạn Kinh Tây với hơn 1.000 người tham dự.`
Địa điểm bí ẩn nhất và khó vào nhất
Trước cửa khách sạn Kinh Tây chỉ có biển số mà không có biển hiệu quảng cáo.
Trong những năm gần đây, địa điểm tổ chức các cuộc hội nghị của đảng, nhà nước Trung Quốc như nhà khách Điếu Ngư Đài và Đại lễ đường nhân dân đều đã mở cửa, cho phép công chúng tham quan nhưng khách sạn Kinh Tây vẫn chưa mở cửa. Vì vậy, ấn tượng được hình thành cho công chúng chính là hai từ: "bí ẩn".
Hội trường khách sạn Kinh Tây có thiết kế tương tự Đại lễ đường nhân dân. Ảnh: Sohu
Theo phóng viên báo Tân Kinh (Bắc Kinh), khi đến khách sạn Kinh Tây lần đầu tiên thì cảm nhận đầu tiên của họ cũng chính là "bí ẩn" nhưng khi vào trong lại cảm thấy quen thuộc bởi thiết kế nội thất tương tự như Đại lễ đường Nhân dân.
Ngoài ra, mỗi tầng khách sạn là các phòng hội thảo với quy cách khác nhau cùng các lối đi dài được phủ thảm đỏ dày.
Đặc biệt, đây là địa điểm khó vào nhất, vấn đề đảm bảo an ninh khách sạn luôn được kiểm soát chặt chẽ.
Ví dụ, trong thời gian diễn ra kỳ họp Lưỡng hội, khách sạn Kinh Tây cũng giống như nhưng địa điểm quan trọng khác: Cảnh sát vũ trang với thiết bị đảm bảo an ninh canh giữ trước cửa chính. Phóng viên có thể sử dụng thẻ phỏng vấn hội nghị để vào khách sạn sau bước kiểm tra an ninh. Nếu muốn "vào sâu bên trong", phỏng vấn đại biểu, phóng viên phải đặt lịch hẹn trước đó.
Ngoài hội nghị trung ương và Lưỡng hội, khách sạn Kinh Tây sẽ tổ chức các hội nghị khác. Quá trình kiểm tra an ninh tại các cuộc họp này đều nghiêm ngặt như nhau.
Cổng phía Tây của sân khách sạn có một trạm gác và phòng tiếp tân, lính gác sẽ lần lượt kiểm tra từng nhân viên và phương tiện ra vào. Quy định và trình tự đối với khách ở và khách đến thăm của khách sạn ghi rõ: Chỉ những thành viên mang theo thông báo, giấy mời, thẻ hội nghi do đơn vị tổ tức hội nghị phát mới được vào bên trong. Do đó, nếu không nhận được giấy mời tham dự cuộc họp, đối phương sẽ bị cấm vào trong, ngay cả chứng minh thư, thẻ công tác, thẻ nhà báo v.v. cũng sẽ không có hiệu lực.
Do quá trình kiểm tra an ninh nghiêm ngặt nên khách sạn Kinh Tây còn được gọi là "khách sạn khó vào nhất ở Bắc Kinh".
Nhà phê bình thơ Lã Tiến từng tiết lộ: " Hội liên hiệp văn học và nghệ thuật Trung Quốc thường tổ chức hội nghị mỗi năm một lần ở Bắc Kinh. Những năm đó khi tôi là thành viên của hiệp hội, các cuộc họp luôn được tổ chức tại khách sạn Tây Kinh. Khách sạn này trực thuộc sự quản lý của Bộ tổng tham mưu PLA nên có thể là khách sạn có yêu cầu nghiêm ngặt nhất đối với các biện pháp an ninh. Các lối đi được trải thảm đỏ và cảnh vệ PLA làm nhiệm vụ ở khắp mọi nơi. Đối với khách đến thăm, các cảnh vệ khi đó sẽ gọi điện thoại xác nhận sự đồng ý của người được thăm, sau đó khách thăm sẽ đi qua nhiều vòng kiểm tra an ninh mới được vào trong ".
An toàn nhất: "Chưa bao giờ có một sự cố rò rỉ"
Vì an ninh nghiêm ngặt, khách sạn Kinh Tây cũng được gọi là "an toàn nhất", công tác quản lý và đảm bảo an ninh tương đương với Trung Nam Hải, Đại lễ đường Nhân dân, nhà khách Điếu Ngư Đài và chưa bao giờ xảy ra sự cố rò rỉ thông tin.
Đây là khách sạn an toàn nhất Trung Quốc khi chưa bao giờ có một sự cố rò rỉ thông tin. Ảnh: Reuters
Theo báo Tân Kinh vào những năm 2001, khách sạn Kinh Tây đã tiến hành sửa chữa Dịch thuật tại Bình Định và cải thiện hệ thống thiết bị của các phòng họp. Ngoài các thiết bị kiểm tra an ninh ở lối vào hội trường, mỗi phòng họp còn được trang bị một loạt các thiết bị an ninh khác. Một số cuộc họp cấp cao yêu cầu người tham gia cất điện thoại di động trong tủ lưu trữ đặc biệt, có thể ngăn chặn sóng vô tuyến và đảm bảo rằng nội dung hội nghị sẽ không bao giờ bị rò rỉ.
Năm 2004 nhân kỷ niệm 40 năm thành lập khách sạn Kinh Tây, Bắc Kinh chính thức cho biết, khách sạn Kinh Tây luôn được quân sự hóa quản lý. Theo đó, cán bộ lãnh đạo các cấp và các nhân viên khách sạn phải luôn duy trì sự tỉnh táo chính trị, kiên quyết chấp hành mệnh lệnh, làm tốt công tác bảo đảm, phục vụ hội nghị với tác phong và kỷ luật quân đội.
Ngoài ra, năm thế hệ lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đều tổ chức nhiều hội nghị ở khách sạn Kinh Tây.
Báo Tân Kinh cho hay, kể từ thời kỳ cải cách và mở cửa, khách sạn Kinh Tây là một trong những địa điểm cao cấp nhất ở Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước nhiều lần tiến hành tọa đàm ở đây và khách sạn này thường được liên kết với tên tuổi của các nhà lãnh đạo này.
Ví dụ, nói về Hội nghị trung ương III khóa XI, nhân viên khách sạn Trương Lệ Hoa tiết lộ, cốc uống nước của các nhà lãnh đạo được đánh số từ 1 đến 44, viết bằng sơn đỏ phía dưới tay cầm.
" Tôi nhớ rất rõ, Đặng Tiểu Bình dùng cốc số 12, Diệp Kiếm Anh dùng cốc số 3, Lý Tiên Niệm dùng cốc số 13... Mặc dù chúng tôi đã quen với những con số này nhưng vào đêm trước của Hội nghị trung ương III khóa XI, mười mấy nhân viên phục vụ như chúng tôi vẫn phải ngồi lại cùng nhau và ghi nhớ lại lần nữa.
Những chiếc cốc vào thời điểm đó đều là sứ trắng, không có hoa văn, trông rất đơn giản và nhã nhặn ", bà Trương cho biết, Đặng Tiểu Bình rất thích uống nước trong cuộc họp.
Theo quy định vào thời điểm đó, đối với các hội nghị diễn ra trong hai giờ, thì cứ sau 20 phút, nước sẽ được phục vụ đại biểu một lần. Trương Lệ Hoa cho biết, bà phát hiện mỗi lần phục vụ nước cho Đặng Tiểu Bình thì cốc của ông ta đều đã cạn: " Ông ấy phát biểu nhiều nên đương nhiên uống nước cũng nhiều hơn ".
Báo Tân Kinh tiết lộ, cốc nước, ghế ngồi của Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo khác dùng khi đó vẫn được bảo lưu nguyên trạng đến ngày nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét